Một ngôi nhà được đánh giá có phong thủy tốt là nơi có sự tam hợp giữa phòng khách, phòng ngủ và nhà vệ sinh. Tuy nhiên không nhiều người biết về điều này. Đa phần chỉ thiết kế không gian làm sao để phù hợp mà không xét đến yếu tố phong thủy.
Vậy cần có những sự chú ý gì trong việc thiết kế để không gian này trở nên khoa học và tiện lợi hơn. Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
- Chồng lác mắt vì vợ biết sửa sen tắm Inax bị tắc
- 10 Combo thiết bị vệ sinh Inax đẹp và đầy đủ cho năm 2021
- TOP chậu rửa Inax nên mua trong mùa hè này
Vị trí phòng vệ sinh
Về mặt phong thủy, phòng vệ sinh là nơi chứa uế khí, vì vậy tránh đặt ở vị trí chính giữa nhà (trung cung). Phòng vệ sinh nên đặt về các góc hoặc nép một bên nhà. Với những mặt bằng đất méo, phòng vệ sinh nên đặt ở những chỗ lồi ra hay khuyết lõm để tạo sự vuông vức, cân bằng.
Về hướng, đặt theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát” tức là đặt ở hướng xấu, nhìn về hướng tốt. Với nhà nhiều tầng, phòng vệ sinh tránh đặt trên các không gian quan trọng có yếu tố tâm linh như bếp, phòng thờ. Nếu tận dụng gầm cầu thang làm nhà vệ sinh thì chỉ nên là vệ sinh phụ.
Tốt nhất ở bên dưới phòng vệ sinh tầng trên cũng là một phòng vệ sinh hoặc các không gian phụ như nhà xe, kho chứa đồ. Các phòng vệ sinh thẳng nhau trên trục đứng còn thuận tiện cho việc thiết kế đường ống cấp thoát nước tiết kiệm, thẩm mỹ và thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sửa chữa. Tránh một số lỗi cơ bản khi thiết kế phòng vệ sinh để đảm bảo kỹ thuật, tạo sự hợp lý khi sử dụng.
Phân khu chức năng
Một phòng vệ sinh có ba khu chức năng cơ bản, đó là rửa, xí và tắm. Có thể phân biệt làm hai khu: khu khô (rửa và xí) và khu ướt (tắm). Sự phân định không gian có thể chỉ là ước lệ của việc bố trí thiết bị, cũng có thể là những ngăn cách “mềm” bằng vách kính, rèm nhằm ngăn nước ở khu vực tắm không tràn sang khu vực khô.
Tùy vào mặt bằng cụ thể và lối tiếp cận vào phòng vệ sinh mà bố trí ba khu chức năng này phù hợp trên nguyên tắc nơi sử dụng nhiều nhất tiện về giao thông. Theo đó, với một vệ sinh tiêu chuẩn tối thiểu, thì khu vực chậu rửa ở gần cửa, tiếp theo là xí và sau cùng là tắm.
Trong trường hợp phòng vệ sinh vuông thì bố trí thiết bị ở 3 góc, góc còn lại là cửa, mỗi cạnh trung bình khoảng 2m. Việc phân khu chức năng hợp lý không những thuận tiện cho sinh hoạt mà còn thuận tiện cho việc thi công những hệ thống kỹ thuật của phòng vệ sinh.
Lựa chọn thiết bị vệ sinh
Như trên đã đề cập, thiết bị liên quan trực tiếp đến phân khu chức năng là rửa, xí và tắm. Bao gồm: chậu rửa, vòi chậu, bồn cầu, vòi sen tắm, bồn tắm, bồn sục, cabin tắm đứng, vách kính… Việc lựa chọn thiết bị dựa trên nhu cầu sử dụng, diện tích và hình dáng mặt bằng phòng, phong cách nội thất, khả năng kinh tế. Việc lựa chọn thiết bị cần thực hiện từ khâu thiết kế để có giải pháp kỹ thuật hợp lý.
Bên cạnh những thiết bị này thì còn nhóm thiết bị kỹ thật, phụ trợ như đường ống cấp-thoát, van, bình nước nóng, hệ thống đèn chiếu sáng. Chiếu sáng nên có hai hệ thống: một chiếu sáng chung và chiếu sáng gương (đèn rọi). Trong trường hợp có bồn tắm thì có thể lắp đặt một hệ thống chiếu sáng riêng cho bồn tắm.
Hệ thống kỹ thuật, chống thấm
Một phòng vệ sinh vận hành hoàn hảo, an toàn, bền vững là nhờ hệ thống này. Trong thiết kế nhà ở hiện đại, các đường ống nước coi như được chôn “chết” trong tường, sàn, nên phải sử dụng những loại ống tiêu chuẩn, lắp đặt chính xác, khoa học, chắc chắn. Tiết diện ống phải theo tiêu chuẩn và công suất thiết kế. Ống thoát phải đảm bảo độ dốc khi đi ngang, không dùng ống cấp lạnh cho đường nước nóng.
Các thiết bị liên quan đến điện phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, dây dẫn không được hở, không được đi dây điện vào những khu vực ướt, dễ rò điện gây nguy hiểm. Bình nước nóng nhất thiết phải có dây nối đất, thiết bị ngắt an toàn (aptomat). Đèn chiếu sáng nên sử dụng loại có mặt kính chắn để tránh hơi nước bốc lên gây chập cháy và nguy hiểm cho người sử dụng.
Trên đây là những điều cần chú ý khi thiết kế nhà vệ sinh sao cho khoa học. Hãy cùng để lại ý kiến đề xuất của bạn cho chúng tôi biết nhé.
CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI HẢI LINH
Hải Linh Đống Đa: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội =>Tư vấn: 093655.22.66
Hải Linh Hà Đông: Ô số 4&5 Shophouse Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội =>Tư vấn: 0916.55.44.88
Hải Linh Ngô Gia Tự - Long Biên: Số 699 Đường Ngô Gia Tự, Quận Long Biên, TP.Hà Nội =>Tư vấn: 0961.66.27.27
Hải Linh Cổ Linh - Long Biên: 196 Cổ Linh (phố Ngọc Trì cũ), phường Thạch Bàn, Long Biên, HN =>Tư vấn: 0971.957.099
Hải Linh Hoài Đức - Tổng Kho: Số 274 - 276 Đường 422, Lưu Xá, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội =>Tư vấn: 0971.562.966
VPGD: Tầng 3 tòa nhà CT2&3 Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Email: info@hailinh.com.vn
Hotline: 1900.599.828